Mách bạn cách làm bánh tráng phơi sương siêu đơn giản!

19/09/2022
Cách làm bánh tráng phơi sương đơn giản dễ làm

Nếu bạn là một tín đồ mê ăn uống, yêu thích trải nghiệm văn hóa đa dạng của miền Tây nước ta thì không thể không biết đến món bánh tráng phơi sương- món truyền thống lâu đời của làng bánh tráng Trảng Bàng Tây Ninh. Món ăn vừa quen vừa’ gây thương nhớ’ cho nhiều người yêu thích hương vị bình dị, mộc mạc nhưng không thể pha lẫn đi đâu được của món đặc sản vang danh này. Nhưng bạn đã biết gì về cách làm bánh tráng phơi sương hay nguồn gốc của món ăn này chưa? Hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Câu chuyện về nguồn gốc cách làm bánh tráng phơi sương.

Cách làm bánh tráng phơi sương cũng có một câu chuyện rất ngẫu nhiên và gần gũi. Lưu truyền rằng có một gia đình mưu sinh bằng nghề bánh tráng di dân từ miền Trung vào Trảng Bàng. Vào ngày trước, bánh tráng đều được làm từ bột gạo vẫn dày và cứng, dùng để nướng ăn. Buổi chiều nọ, người mẹ chồng giao cho cô con dâu việc thu gom những mẻ bánh tráng ngoài sân vào nhà, nhưng vì sơ ý nên cô đã quên 2 vỉ bánh tráng bên ngoài góc rào.

Buổi sáng, sau khi mẹ chồng phát hiện và định trách cứ thì anh con trai vì sợ vợ bị la rầy nên đã gỡ những chiếc bánh tráng đã mềm vì phơi sương đó vào nhà, suy nghĩ thấy vẫn còn dùng được nên anh chồng chuẩn bị thêm rau đã có sẵn từ ngoài vườn để làm bữa sáng cho gia đình. Không ngờ rằng, mọi người trong nhà cảm thấy rất ngon và luôn tấm tắc khen và từ đó nghề làm bánh tráng phơi sương được ra đời.

Món này nổi tiếng ở thị trấn Trảng Bàng, Tây Ninh và đã có hơn 100 năm ra đời và phát triển, nghề làm bánh tráng phơi sương cũng được Bộ Văn Hóa, Thể thao, Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 10 năm 2015.

Cách làm bánh tráng phơi sương

Bánh tráng phơi sương được làm ra với hình dáng tròn, mỏng, một chút phồng nhưng rất mềm dẻo thơm ngon, bánh có màu trắng đục, trên bề mặt có các hạt bong bóng li ti nổi lên do trải qua quá trình nướng bánh tỉ mỉ để cho ra đời một chiếc bánh đạt tiêu chuẩn.

 Qúa trình tạo ra bánh tráng phơi sương trứ danh.

Cách làm bánh tráng phơi sương siêu đơn giản

  • Muốn tạo ra thành phẩm ngon thì phải trải qua sự tỉ mỉ từ ngay bước lựa chọn gạo. Gạo phải là gạo thơm ngon, đúng mùa, mới và nguyên chất không bị pha lẫn vào. 
  •  Gạo đã đạt chuẩn, đem vo cho sạch, ngâm kỹ và thay nước liên tục trong 2 ngày, , sau đó người thợ sẽ đem xây tạo bột gạo trắng mịn cho khâu tiếp theo.
  • Hòa bột vào một ít nước, cho thêm một chút muối theo tỷ lệ phù hợp. Tiếp đến là rây bột, rây bột cho khéo, cẩn thận để đảm bảo là bột đã sạch cặn, các tạp chất bị trộn lẫn vào.
  • Cho bột nghỉ 20-30 phút, bước này sẽ giúp bột lấy lại độ đàn hồi, mềm dẻo, không bị chai sượng khi ra thành phẩm.
  • Tráng bánh: Bọc vải dày lên nồi nước sôi, sau đó múc từng muôi bột dàn đều trên vải, đậy nắp kín, đến khi bột chín, lấy thanh tre nhấc bánh lên và để lên vỉ để đi phơi. Bước này rất quan trọng và cẩn thận, người làm bánh phải canh sao cho bánh được đều, mịn và có độ dày mỏng hợp lý nhất.
  • Sau đó là đem phơi, đem những vỉ bánh đã tráng tốt phơi dưới nắng to khoảng 3-4 giờ để bánh được se lại, tiếp đó mới đem vào để nơi mát, sau 30 phút mới lấy bánh ra khỏi vỉ.
  • Bước đến là nước bánh bằng lò. Nướng đến khi cả 2 mặt của bánh phồng vừa đủ, không quá chín, chuyển sang màu trắng đục, trong, xuất hiện những bọt khí nổi trên bề mặt thì nhanh chóng lấy ra.
  • Đến khi chập tối, khi bầu trời sương đã xuống nhiều thì đến lúc đem bánh ra phơi. Lưu ý là thời gian phơi, chỉ phơi đến lúc trời tờ mờ sáng thì phải đem bánh vào để bánh không bị quá mềm, mất ngon và độ xốp của bánh. Cuối cùng là lấy bánh xếp vào trên bề mặt lá chuối để có thể giữ độ mềm dẻo thơm ngon cho bánh.

Cách bảo quản bánh tráng đúng nhất.

Bánh tráng phơi sương có quy trình chế biến công phu và làm sao để bảo quản đúng cách cũng rất quan trọng vì bánh không được bán quá rộng rãi. 

Vì là bánh tráng phơi sương nên bánh cũng không thể để được lâu, thông thường là khoảng 2 tuần dựa vào tình hình thời tiết, nhiệt độ và nơi bảo quản như thế nào.

Cách phổ biến nhất là để bánh vào ngăn tủ đông, khi dùng chỉ cần lấy số lượng vừa đủ ăn để rã đông, phần còn lại tiếp tục bảo quản trong ngăn đông, cách này giúp bánh duy trì được cỡ 2-3 tháng.

Hoặc có thể chọn cách chia nhỏ sau đó bỏ vào túi zíp hay túi ni lông kín, tránh nhất có thể mở túi quá nhiều lần vì khi bánh tiếp xúc nhiều với không khí sẽ rất dễ bị cứng, khô lại, mất đi độ mềm dẻo của bánh.

Nếu muốn lưu giữ bánh đi xa, người dùng có thể chọn cách là sử dụng túi hút chân không để bảo quản bánh. Tuy nhiên, điểm trừ là bánh sẽ bị dính chặt vào nhau nhưng bù lại thì bánh có thể dùng được đến 45 ngày.

Các sự kết hợp tạo nên mỹ vị từ bánh tráng phơi sương.

Món cuốn

bánh tráng cuốn món ngon dễ ăn
món ngon mỗi ngày – daubepgiadinh

Bánh tráng phơi sương cuốn kèm với rau và thịt luộc. Muốn ngon, rau phải đầy đủ ngũ vị đắng, ngọt, béo, chua, thơm. Đó là rau diếp cá, tía tô, húng, quế,..kết hợp thêm dưa muối, giá để tạo vị thanh. Và chỉ thế thôi chưa đủ, nước mắm cũng phải pha theo tỉ lệ thích hợp, bỏ chút đường, chanh, tỏi, ớt, cuốn thêm vài lát thịt heo được luộc tươi ngon, xắt theo từng thớ mềm thì còn gì bằng. 

Bánh tráng trộn

bánh tráng trộn
món ngon cuối tuần – daubepgiadinh

Món này hẳn là món có cách làm đơn giản nhưng không phải nơi nào cũng giống nhau, từng nơi lại có nét riêng, hương vị riêng trong cách làm.

Ban đầu khi người làm bánh chỉ mục đích sử dụng những mảnh vụn còn lại từ bánh, trộn vào chút dầu, hành phi, ớt, muối, tắc để ăn trong gia đình nhưng dần dà thì món này càng ngày càng phổ biến hơn ở nhiều nơi. Có nơi bỏ thêm chút khô bò, ruốc, đậu phộng, hay trứng cút tạo cảm giác lạ miệng và điểm hay ở đây là bánh tráng được trộn mềm mềm nhưng vẫn có độ dai, cắn một miếng bánh tráng có thể cảm nhận được vị chua chua cay cay, béo thơm từ đậu phộng, từ chỉ dùng như bữa ăn trong nhà thì người ta lại đem đi bán như một món ăn vặt, và được ưa chuộng nhất là các bạn trẻ, học sinh, ngay cả những du khách nước ngoài cũng một lần muốn thử món ‘vui miệng’ này khi có dịp đi thăm quan đến nước ta. Và đây chính là một món được biến tấu rất được yêu thích từ cách làm bánh tráng phơi sương.

Bánh tráng me.

bánh tráng me

Một chút chua chua xen lẫn chút ngọt từ me, thêm chút dỗi mềm từ bánh tráng, bỏ thêm ít đậu phộng thơm lừng, hành phi bùi bùi, cho thêm ớt tăng độ cay, kết hợp với nhau tạo ra món ăn độc đáo không kém cạnh với món bánh tráng trộn hay bánh tráng ớt ‘quốc dân’ chút nào, nếu ai là fan cuồng của bánh tráng thì đây cũng là món không thể bỏ qua

Lời kết.

Đây là tất cả những gì về món bánh tráng truyền thống lâu đời xuất phát từ những điều gần gủi, duy trì đã rất lâu đời trên mảnh đất Tây Ninh đầy nắng.

Cho những ai chưa hiểu về món ăn mang đậm chất miền Tây và cách làm bánh tráng phơi sương dễ dàng nhưng thật lại rất công phu này thì mong là thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn. Hãy thử bắt tay một lần làm thử món này để cảm nhận được sự nâng niu và tỉ mỉ cuả những người thợ làm bánh tráng truyền thống này nhé.

 

Tác giả: Hồng Thu

Với khát vọng đem ẩm thực Việt hội nhập bàn tiệc của thế giới, Chef Thu Hồng đã luôn trau dồi và học hỏi không ngừng để góp một phần nhỏ trong việc đưa nền ẩm thực Việt đến với bạn bè quốc tế