Trẻ 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

21/09/2021
bé 8 tháng tuổi cần có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc phù hợp

Trẻ em bước qua tháng thứ 8, là tháng bé có thể được ăn những món ăn món gì? Sức khỏe của bé như thế nào là tốt? Cuối cùng trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì? Tất cả đều được chúng tôi giải đáp dưới đây.

Bước sang tháng tuổi thứ 8, là giai đoạn mà trẻ ngày càng phát triển chiều dài cơ thể và tăng kg. Nhưng có một số trẻ, khi đến giai đoạn này cân nặng lại giảm đi. Và bạn đang lo lắng cho bé yêu của mình. Tháng này, vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Cho nên, các mẹ cần phải lưu ý đặc biệt vào giai đoạn này.

bé 8 tháng tuổi cần có chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc phù hợp
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như có cách chăm sóc bé cho phù hợp (Ảnh: Internet)

Trẻ 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn nhất?

Tùy thuộc vào sức khỏe và sự chăm sóc của bạn mà bước sang tháng thứ 8, trẻ sơ sinh sẽ có sự tăng cân nhanh hay chậm khác nhau. Theo tiêu chuẩn, chiều cao cân nặng trung bình Việt Nam đối với trẻ từ 8 tháng tuổi nặng khoảng 7,5-9,5kg (nam) và 6.5-8.5kg (nữ) được xem là trẻ phát triển bình thường.

Tương ứng với cân nặng là chiều cao, trẻ 8 tháng tuổi có chiều cao khoảng 65-75cm (nam) và 65-70cm (nữ). Nếu bé nhà bạn, có chiều cao hay cân nặng dưới mức trung bình thì bé sẽ tăng nguy cơ bị thiếu chất dinh dưỡng. Còn cao hơn nhiều mức cho phép về cân nặng thì sẽ nằm trong nhóm trẻ có nguy cơ béo phì.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chiều cao và cân nặng của bé như: nguồn dinh dưỡng bạn đã bổ sung cho bé, giấc ngủ, vấn đề vệ sinh cho bé, phát sinh bệnh tật,…

Bổ sung dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi như thế nào?

rau củ và trái cây vẫn là thực phẩm chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho bé
Rau củ và trái cây vẫn là những thực phẩm chủ yếu giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé (Ảnh: Internet)

Ngoài nguồn thực phẩm mà bé đã biết ăn từ trước, nhưng bạn cần lưu ý nguồn thực phẩm chính của bé ở giai đoạn này và cần nhất đó chính là sữa mẹ.

Ngoài sữa mẹ, bạn nên tập ăn dần cho bé những món ăn phụ như: rau củ, các loại rong biển,… và chúng phải được xay nhuyễn. Mỗi lần tập cho bé ăn, nên giới thiệu cho bé ăn ăn ít vài lần. Như thế mới cho bé ăn nhiều, để giúp bé được làm quen với món mới nhé. Làm như thế này bạn có thể biết được bé bị dị ứng với món gì,…

Bạn nên cho bé ăn bao nhiêu là đủ

Điều này tùy thuộc vào sức khỏe và độ thích ứng của mỗi đứa trẻ, có trẻ ăn tốt và ăn được nhiều nhưng ngược lại cũng có trẻ ăn ít. Mỗi ngày lượng thức ăn cho bé cũng không giống nhau, nếu trẻ bị ốm thì thường chán ăn, ăn ít hơn mọi khi bạn nên lưu ý điều này.

Bé 8 tháng tuổi đã có thể làm được những gì?

trẻ 8 tháng đã có những thay đổi về cân nặng và chiều cao
Trẻ tháng thứ 8 bò rất tốt và bắt đầu chuyển sang học đứng (Ảnh: Internet)

Bé 8 tháng tuổi đã có thể tự mình dựa vào vật gì đó và bắt đầu đứng lên. Bé có thể tự chơi với các khối bóng lớn hơn và khả năng cầm vật cũng trở nên chắc chắn hơn, trẻ bắt đầu nói nhiều và tiếng rõ.

Giai đoạn này trí não của bé phát triển rất nhanh và bé có thể học hỏi mọi thứ nhanh hơn. Cho nên, bạn cần cho bé ăn thường xuyên hơn đặc biệt là các loại sữa giàu DHA và năng lượng để bé có đủ năng lượng giúp học được nhanh hơn.

Lời khuyên quan trọng dành cho bậc cha mẹ

Bạn cần luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, các đồ chơi của trẻ và cả những vật dụng trong nhà cần phải được rửa sạch hoặc khử trùng vì sức đề kháng của bé còn rất thấp. Nếu bạn không chú ý ở phần này thì trẻ có nguy cơ bị bệnh rất cao.

Tránh để bất kì các vật nhỏ gần trẻ, bởi chúng có khả năng gây nghẹt thở cho bé. Cũng cần tránh những đồ vật như phích nước, dây điện, ổ cắm, đồ thủy tinh,… nó có thể xảy ra các tai nạn đáng tiếc.

Tiếp tục các hoạt động đọc, hát và trò chuyện với bé mỗi ngày giúp bé tiếp thu nhanh hơn học hỏi những điều mới.

Trẻ 8 tháng tuổi cực kì tò mò và hoạt động gần như không ngừng nghỉ mỗi khi đến giờ chơi. Do đó, bạn cần phải luôn chú ý quan sát trẻ mọi lúc tránh gặp rủi ro không hay.

Dành ít thời gian mỗi ngày cho bé đi tắm nắng, đi dạo chơi xung quanh giúp bé tiếp cận được các môi trường mới.

Nếu trẻ bị thừa cân, có nguy cơ béo phì, bạn không nên giảm tổng lượng thức ăn xuống mà hãy tăng cường rau củ quả nhiều hơn, khuyến khích trẻ hoạt động nhiều hơn.

Khi ăn dặm, trẻ chỉ cần vài muỗng cháo hoặc bột là đủ. Mức độ đậm đặc sẽ tăng lên một chút so với tháng trước.

Trên đây là những kiến thức mà chúng tôi đem lại, nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về sự phát triển của trẻ 8 tháng tuổi. Qua đó, bạn có thể tìm được các kế hoạch nuôi dạy trẻ đúng cách và cung cấp dinh dưỡng cho bé được tốt hơn nhé. Theo dõi Đầu Bếp Gia Đình thường xuyên để được cập nhật những thông tin bổ ích nhé.

Tác giả: Hồng Thu

Với khát vọng đem ẩm thực Việt hội nhập bàn tiệc của thế giới, Chef Thu Hồng đã luôn trau dồi và học hỏi không ngừng để góp một phần nhỏ trong việc đưa nền ẩm thực Việt đến với bạn bè quốc tế