Cách Làm Bánh Trung Thu Nhân Đậu Xanh? Vừa Ngon Vừa Dẻo Tại Nhà.

24/09/2022

Tết trung thu là một dịp tết truyền thống của người Việt Nam từ xưa đến nay. Là dịp mà hầu hết những đứa trẻ đều thích, bọn trẻ không chỉ thích cái không khí rộn ràng, phấn khởi mà còn thích vị bánh trung thu truyền thống của Việt Nam.

Bánh trung thu thì có rất nhiều loại nhân: trứng muối, dừa,.. nhưng nhân bánh đậu xanh vẫn là nhân được yêu thích nhất, bởi nó dễ ăn và cũng rất dễ làm. Vậy cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh vừa ngon vừa dẻo tại nhà như thế nào?

  1. Nguyên liệu làm bánh trung thu nhân đậu xanh.

  • 320g bột mì đa dụng.
  • 300g đậu xanh nguyên hạt.
  • Khoảng 15g bột Sư tử.

    Vậy là sau kho

  • 15 g bột bánh dẻo.
  • 200g đường cát trắng.
  • 200g mật ong/ nước đường bánh trung thu.
  • 140g dầu dừa/ dầu hướng dương.
  • 50g dầu ăn.
  • 1 muỗng cafe vani.
  • 1 muỗng sữa tươi.
  • 2 quả trứng gà.
  • 30g dầu ăn.
  • 10g bơ đậu phộng (nếu có).
  • 10g bột Custard (nếu có).
  • ½ muỗng canh dầu mè.

a. Bí quyết chọn đậu xanh để nhân dẻo hơn.

Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh ngon, dẻo thì việc lựa chọn đậu xanh là cực kì quan trọng.

Bạn nên mua đậu xanh nguyên hạt về sau đó tách vỏ sẽ đảm bảo chất lượng hơn. Vì tình trạng tẩm màu cho đậu xanh đã tách vỏ đang tràn lan, ảnh hướng đến sức khỏe người dùng rất nhiều.

Qua màu sắc, đậu xanh chất lượng thì vỏ đậu sẽ có màu xanh lục tươi sáng và phần bụng của hạt có đốm trắng. Nếu hạt đậu ngã vàng hoặc màu sắc đậm bất thường thì chắc chắn 90% hạt đã bị hỏng.

Thông thường, bề ngoài của hạt đậu ngon sẽ có màu sáng bóng, láng mịn và có hình bầu dục. Đồng thời thân đậu mập mạp, không quá ốm. Những hạt đậu méo mó hay quá ốm là những hạt lép, nó sẽ đắng và không sử dụng được.

Đậu xanh ngon sẽ có mùi hương thoang thoảng đặc trưng của nó. Nếu bạn ngửi thấy mùi nồng nặc hóa chất hoặc mùi ẩm mốc thì bạn không nên mua vì hạt đậu không chất lượng.

Bạn cũng nên chọn nơi uy tín để mua nhé!

b. Bí quyết chọn bột ngon cho món bánh trung thu nhân đậu xanh.

Để có được những chiếc bánh trung thu nhân đậu xanh với lớp vỏ căng mịn, không bị khô thì bạn cần chọn bột có lượng protein 11,2% hoặc nhiều hơn một chút. Với hàm lượng protein như thế khi bánh để lâu sẽ không bị tươm dầu, không bị mềm mà lại có độ cứng vừa phải.

Nếu bạn là người ít kinh nghiệm trong việc nấu nướng thì có thể lựa chọn bột làm vỏ bánh trung thu trộn sẵn. Ưu điểm là sẽ ít tốn thời gian để cân đo đong đếm lượng gia vị thêm vào nhưng nhược điểm là khó để điều chỉnh hương vị theo sở thích của bạn.

c. Dụng cụ cần có cho món bánh trung thu nhân đậu xanh.

Lò nướng

Lò nướng chất lượng sẽ cho ra những chiếc bánh trung thu chất lượng. Bạn nên lựa chọn lò nướng có thể quan sát được quá trình chín của bánh để gia giảm nhiệt độ cho phù hợp, tránh bị hỏng.

Ngoài việc sử dụng lò để nướng bánh thì có thể lựa chọn nồi chiên không dầu. Việc sử dụng nồi chiên không dầu thì sẽ khó để điều chỉnh nhiệt độ hơn. Giữa nồi chiên không dầu và lò nướng đều có thể cho ra những chiếc bánh ngon. Tùy vào sự thuận tiện của bạn mà lựa chọn cho phù hợp nhé !

Để cho ra được những chiếc bánh trung thu hoàn hảo, chỉnh chu, theo sở thích, hương vị của bạn thì cần có những dụng cụ sau: cân tiểu ly điện tử, bộ thìa đong, cốc đong vạch chia.

Cây cán bột và phới dẹt trộn bột là dụng cụ không thể thiếu của công đoạn nhồi và trộn bột.

 Và một dụng cụ mà sẽ giúp những chiếc bánh trung thu của bạn trở nên bắt mắt hơn chính là khuôn làm bánh trung thu.

  1. Hướng dẫn sơ chế đậu xanh đơn giản.

Cách sơ chế đậu xanh sau đây sẽ giúp bạn có được những chiếc bánh trung thu chất lượng hơn.

Đậu xanh khi mua về bạn cần rửa sạch qua với nước. Khi cho đậu vào nước sẽ có những hạt đậu nổi lên, đó là những hạt kém chất lượng hoặc đã bị hư, nên loại bỏ những hạt đậu đó để phần nhân không bị đắng.

Sau khi rửa sạch, ngâm đậu với nước nóng trong vòng 2-3 tiếng hoặc nước bình thường khoảng 6-7 tiếng. Thời gian ngâm càng lâu sẽ giúp hạt đậu dễ tách võ hơn. Nhưng lưu ý, không ngâm đậu quá 24 tiếng.

Đậu sau khi ngâm sẽ tách được hầu như 98% vỏ, lúc này tiến hành đãi thật kĩ để loại bỏ phần vỏ và giữ lại hạt đậu trần để làm bánh.Vậy là bạn đã làm được 50% công đoạn của phần nhân bánh rồi!

  1. Các bước làm bánh trung thu nhân đậu xanh.

a. Cách làm phần nhân đậu xanh.

Cách làm phần nhân bánh trung thu nhân đậu xanh tuy đơn giản nhưng lại mất khá nhiều thời gian và đòi hỏi sự tỉ mỉ, gồm những bước sau đây:

Bước 1: Nấu đậu xanh.

Bạn cho phần đậu xanh sau khi được tách vỏ vào nồi nấu cùng với 800ml nước và một muỗng cafe muối để đậu nhanh nhừ hơn.

Khi hầm đậu xanh nên để lửa vừa, nếu để lửa to thì nước sẽ cạn nhanh gây khét đậu hoặc nếu bạn đậy nắm sẽ làm cho nước đậu trào ra. Trong lúc nấu bạn nên thường xuyên vớt bọt và đảo đậu để tránh tình trạng đậu bị bén nồi.

Sau khi nước đã cạn xêm xêm mặt đậu thì hạ lửa nhỏ hơn, đậy nắm và tiếp tục nấu khoảng 15 phút cho đậu chín hẳn. Đậu đã chín và nước cũng đã cạn thì tiếp tục cho 200ml nước lọc vào, đun cho nước và đậu vừa sôi thì tắt bếp.

Bước 2: Làm nhuyễn đậu xanh.

Phần đậu vừa nấu chín bạn cho vào 200g đường cát trắng và khuấy cho đường tan trong hỗn hợp đậu xanh. Tiếp theo cho thêm 70g dầu dừa hoặc dầu ăn đã chuẩn bị vào và trộn đều hỗn hợp.

Sau đó dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay cầm tay để làm nhuyễn hỗn hợp. Lưu ý bạn phải xay thật nhuyễn và mịn để có được phần nhân dẻo và ngon hơn. Nếu bạn cẩn thận thì sau khi xay nên lọc qua rây để có được phần hỗn hợp sánh mịn hơn nha.

Bước 3: Sên nhân bánh trung thu nhân đậu xanh.

Sau bước làm nhuyễn đậu xanh, bạn cho phần hỗn hợ

p đậu xanh vào chảo chống  dính và tiến hành sên nhân. Lúc mới sên nên để lửa trung bình và khi hỗn hợp đạt độ nóng vừa phải thì bạn hạ nhỏ lửa xuống để tránh hỗn hợp bị cháy.

Trong quá trình sên bạn phải đảo đều tay để đậu và đường hòa quyện vào nhau không bị vón cục. Cứ cách 2 phút lại cho một muỗng canh dầu dừa vào cho đến khi hết 70g dầu dừa.

Lưu ý: Bạn nên cho dầu dừa vào hỗn hợp khi nó còn lỏng để tránh trường hợp dầu bị tách khỏi hỗn hợp. Việc bỏ dầu vào sẽ giúp nhân bánh không bị khô và thơm hơn.

Cứ đảo đều hỗn hợp như thế cho đến khi đặc lại và sờ vào không bị dính tay nữa. Tiếp tục cho vào 200g bột bánh dẻo và vani vào chảo, trộn đều là xong.

Bước 4: Tạo hình cho nhân bánh.

Đợi hỗn hợp vừa mới sên xong nguội thì chia thành những phần bằng nhau khoảng 70g (tùy vào sở thích của bạn). Sau đó vo tròn và đều tay để cho ra những phần nhân đẹp. Nhân khi tạo hình xong bạn cần đậy kín bằng bọc thực phẩm và cho vào ngăn mát để giữ được độ dẻo của nhân.

b. Khắc phục lỗi khi làm phần nhân đậu xanh.

Dưới đây là một vài lỗi hay mắc phải và cách khắc phục cho những chị em chưa có kinh nghiệm làm bánh trung thu nhé.

  • Nhân bánh không kết dính.

Đây là nguyên nhân của việc xay hỗn hợp đậu xanh không nhuyễn hoặc bỏ bột bánh dẻo quá ít, khiến nhân bánh không đủ độ kết dính, dẫn đến không thể tạo hình cho nhân được.

Cách khắc phục: không nên dùng chày để giã đậu hoặc ép cho đậu nhuyễn vì sẽ không đạt được độ sánh, khó tạo hình cho nhân bánh. Sau khi xay bạn nhớ lọc qua rây để có được hỗn hợp mịn hơn nha.

Để đạt được độ dẻo vừa phải, bạn nên bỏ lượng bột bánh dẻo như trên , không nên bỏ quá nhiều cũng không nên bỏ quá ít. Và đặt biệt phải bỏ đúng thời điểm thì mới có được độ kết dính chuẩn.

  • Nhân bánh bị tươm dầu.

Nguyên nhân :

Lúc sên nhân cho quá nhiều dầu hoặc cho hết dầu vào cùng một lúc khiến hỗn hợp không thể hòa quyện.

Sên nhân với lửa quá lớn.

Lúc xay đậu cho ít nước.

Cách khắc phục:

Lúc sên nhân bạn phải để lửa vừa, cho vừa đủ lượng dầu như trên.

Trong lúc sên thì chia nhỏ lượng dầu và cứ cách 2 phút lại cho 1 muỗng vào đến khi hết lượng dầu đã chuẩn bị.

  • Nhân bám mùi bột.

Nguyên nhân: Trong quá trình trộn nhân, bạn cho quá nhiều lượng bột bánh dẻo.

Cách khắc phục: Khi trộn nhân, bạn không nên cho bột vào một lần mà chia thành từng phần (khoảng 3-4 phần), để tránh trường hợp các nguyên liệu không thể kết dính hoặc cho dư lượng bột. Dừng cho bột nếu cảm thấy đã đủ kết dính các nguyên liệu lại với nhau.

  • Nhân bánh bị khô.

Nguyên nhân: cho quá ít lượng dầu và cho quá nhiều bột mì, bột bánh dẻo khi sên nhân.

Cách khắc phục: cho lượng nước vừa đủ vào khi xay nhân để nhân chỉ đạt độ ẩm vừa phải. Cho bột mì và bột bánh dẻo sao cho nhân đạt được độ cứng vừa phải và mềm mịn là được.

c. Cách làm phần vỏ bánh trung thu nhân đậu xanh.

Bước 1: Trộn bột để làm vỏ bánh.Vậy là sau kho

Cho tất cả các nguyên liệu vào tô lớn bao gồm:

  • 200g mật ong/ nước đường bánh trung thu. Lựa chọn mật ong sẽ giúp chiếc bánh có vị ngọt thanh, không dễ bị ngấy.
  • 30g dầu ăn, ngon hơn khi sử dụng dầu không có mùi.
  • 10g bơ đậu phộng (có hoặc không).
  • 1 lòng đỏ trứng gà (đã lấy sạch lòng trắng).
  • 10g bột Custard sẽ giúp bánh thơm và ngon hơn.

Trộn đều tất cả các nguyên liệu trên đến khi chúng hòa quyện vào nhau là được. Sau đó cho 200g bột mì vào hỗn hợp vừa trộn (bạn nên rây bột để bột dễ hòa quyện hơn). Đảo đều tay đến khi hết bột kho thì tiếp tục cho vào 50g bột nữa.

Lưu ý : bạn nên cho từ từ bột vào để phòng khi bỏ quá nhiều bột sẽ khiến bánh không được ngon.

Tiếp tục trộn bột đến khi bột nhuyễn thì cho thêm 30g bột vào và trộn đều. Tùy vào loại mật ông hay nước đường mà bạn gia giảm lượng bột để hỗn hợp không khô và cũng không bị nhão là được.

Sau khi khối bột đã mịn, bảo quản bằng cách đậy kín bằng bọc thực phẩm và ủ trong vòng 30 phút là được.

Bước 2: Đóng bánh.

Trước tiên bạn cần chia khối bột đã ủ ra nhiều phần bằng nhau, khoảng 30g và vo tròn viên bột cho thật kĩ. Trong khi vo tròn nếu cảm thấy bột hơi dính tay thì nên cho thêm một ít bột áo bên ngoài để vỏ bánh không quá ướt.

Lưu ý: không nên sử dụng quá nhiều bột áo sẽ khiến lớp vỏ bị khô và khi gói sẽ có nhiều bọng khí bên trong.

Sau đó dùng tay ấn viên bột cho dẹp và dùng cây cán bột cán dẹp ra. Nếu bạn cán quá dày hay quá mỏng thì lúc gói nhân sẽ bị vỡ vỏ bánh, vậy nên cán viên bột với độ dày vừa phải sao cho khi bỏ viên nhân vào thì nó cách rìa khoảng 3-4 cm.

Sau công đoạn cán bột là phần gói nhân bánh, công đoạn này đòi hỏi độ tỉ mỉ cao thì mới cho ra được những chiếc bánh đẹp, bắt mắt. Miếng bột sau khi được cán thì bỏ viên nhân vào chính giữa và gói lại cẩn thận sao cho nhân bánh không bị vỡ cũng như bị lộ ra ngoài sẽ gây mất thẩm mỹ.

Công đoạn cuối cùng tuy đơn giản nhưng cũng cần sự chỉnh chu cao đó là tạo hình cho bánh.  Bạn nên dùng khuôn bánh lò xo để đóng bánh dễ dàng hơn. Viên bánh sau khi được làm hoàn chỉnh thì cần qua một lớp bột áo và được đóng bánh ngay để khi đóng lấy ra dễ hơn.

Bạn nên bỏ một lớp giấy nến ở dưới rồi đặt viên bánh lên trên để bánh không bị dính, sau đó dùng một tay giữ chặt khuôn bánh và một tay ấn lò xo thật chặt.

So với việc dùng dầu để thoa bên ngoài chiếc bánh thì dùng bột sẽ giúp chiếc bánh khi nướng xong sẽ đẹp và có nét rõ hơn.

d. Công đoạn nướng bánh trung thu nhân đậu xanh.

Sau khi hoàn thành công đoạn đóng bánh thì đến bước cuối cùng là nướng bánh để cho ra những chiếc bánh trung thu chất lượng.

Bạn xếp bánh vào khay và để khoảng cách khoảng 5cm và nên lót ở dưới mỗi chiếc bánh môt lớp giấy nến để bánh khỏi dính vào khay. Trước khi cho mẻ bánh vào lò, bạn phải để nhiệt độ 200 °C và 392 °F trước khoảng 5-10 phút để lò nóng đều, sau đó mới cho khay bánh vào.

Lưu ý: bạn nên để khay bánh ở rãnh giữa của lò để bánh được chín đều hơn.

Nướng bánh trong vòng 13-15 phút thì lấy ra và phun nước lọc lên trên mặt bánh giúp mặt bánh se lại cho đến khi mặt bánh dính lượng nước vừa phải và đợi bánh nguội.

Trong quá trình đợi bánh nguội thì bạn đi pha hỗn hợp quét lên mặt bánh. Hỗn hợp gồm có:

1 quả trứng gà (chỉ lấy ½ lòng trắng trứng và 1 lòng đỏ trứng).

½ muỗng canh dầu mè.

1 muỗng canh nước.

Nếu bạn muốn có màu đậm hơn thì cho thêm 1-2 giọt nước màu đường.

Đánh hỗn hợp trên cho đều và quét lên mặt bánh. Trong khi quét hỗn hợp lên mặt bánh thì bạn nên sử dụng cọ lông mềm để quét đều tay hơn, việc này sẽ giúp bánh khi ra lò có màu đều và đẹp hơn.

Sau khi quét xong tiếp tục cho bánh vào nướng với nhiệt độ 20

0 °C và 392 °F trong vòng 5-7 phút thì đã có được mẻ bánh thơm ngon tại nhà rồi.

e. Khắc phục lỗi khi làm vỏ bánh trung thu.

  • Vỏ bánh bị khô, cứng.

Nguyên nhân:

Đa phần là vì bạn nướng bánh quá kĩ hoặc nướng ở nhiệt độ quá cao.

Lựa chọn bột không kĩ và làm vỏ bánh quá dày.

Và cũng có thể vì nhân quá khô, không đủ độ dầu để thấm ra vỏ bánh.

Cách khắc phục: tùy theo kích thước của bánh mà bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ tăng hay giảm, bạn cũng có thể dùng giấy bạc để phủ bánh trong khi nướng. Nên làm vỏ bánh với độ dày khoảng 0.4-0.6cm để đảm bảo vỏ bánh không bị dày.

Kiểm tra lại phần nhân đậu xem đã cấp đủ lượng dầu chưa và lựa chọn lại loại bột mì ít protein để bánh không bị khô nữa.

  • Vỏ bánh bị ướt.

Nguyên nhân:

Nước đường nấu để chưa được lâu thì đã dùng làm bánh.

Sử dụng bột mì số 8 để làm bánh.

Xịt nước quá nhiều lên mặt bánh và hỗn hợp quét bánh có quá nhiều nước đường.

Trong quá trình sên nhân cho quá nhiều dầu.

Cách khắc phục:

Nước đường để làm bánh mà chuẩn thì phải để lâu 2-3 tuần. Nếu bạn không có thời gian để nấu thì nên mua nước đường sẵn. Sử dụng bột mì có hàm lượng protein cao hơn để tránh bột bị nhão.

Giảm lượng nước xịt lên bề mặt bánh cũng như cho ít lượng nước đường lại cho phù hợp. Trong lúc sên bánh, bạn cần cho dầu nhưng lượng dầu phải vừa phải, nếu bạn cho quá nhiều dầu sẽ dẫn đến phần nhân thừa dầu và thấm ra bên ngoài vỏ bánh, làm cho bánh bị ướt.

  • Bánh nướng bị phồng.

Nguyên nhân:

Quá trình sên nhân chưa đạt yêu cầu và nhân vẫn còn ướt.

Nướng bánh ở thời gian ngắn với nhiệt độ quá cao.

Quét lớp trứng quá giày lên bề mặt bánh.

Cách khắc phục:

Sên nhân bánh thật kĩ, nhấn vào phần nhân không bị dính tay, phải đảm bảo được nhân bánh mềm, mịn và ráo dầu. Nướng bánh ở nhiệt độ thích hợp và bạn có thể dùng giấy bạc để phủ bánh. Trước khi nướng bánh, bạn chỉ cần quét một lớp hỗn hợp trứng mỏng là bánh đã có màu đẹp rồi nhé.

4. Thưởng thức bánh trung thu nhân đậu xanh ngon, chất lượng.

 

Cách Làm Bánh Trung Thu Nhân Đậu Xanh

Vậy là sau khoảng 4-5 tiếng với cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh ở trên thì bạn đã có một mẻ bánh trung thu ngon, chất lượng tại nhà rồi. Bạn đừng nên vội vã ăn bánh vừa mới ra là, vì lúc này bánh còn hơi khô nên không được ngon.

Để bánh đạt độ chín muồi sau 5-7 ngày sản xuất, lúc này bánh sẽ thơm, dẻo và vị ngọt cũng thanh tao hơn. Thưởng thức bánh trung thu ngon hơn khi kèm một tách trà nóng.

Lưu ý: bạn không nên ăn bánh trung thu với một thức uống ngọt vì nó sẽ làm giảm độ ngon của bánh đấy nhé!

5.Kết luận.

Hy vọng với cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh trên sẽ giúp bạn có thể tự tay làm được những mẻ bánh ngon để giành tặng cho gia đình, người thân, bạn bè,.. Khi bạn tự tay làm thì quà tặng sẽ trở nên ý nghĩa hơn, người nhận cũng sẽ yêu thích và trân trọng hơn rất nhiều. Chúc bạn và gia đình có được cái tết trung thu thật trọn vẹn nhé!

Tác giả: Hồng Thu

Với khát vọng đem ẩm thực Việt hội nhập bàn tiệc của thế giới, Chef Thu Hồng đã luôn trau dồi và học hỏi không ngừng để góp một phần nhỏ trong việc đưa nền ẩm thực Việt đến với bạn bè quốc tế