Cách làm sữa chua

18/09/2021
dùng sữa chua kết hợp với trái cây để tăng giá trị dinh dưỡng và ngon hơn

Với cách làm sữa chua tại nhà, bạn vừa có thể thu được thành phẩm mịn, thơm ngon vừa tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn vệ sinh. Hãy cùng bỏ túi cách thực hiện đơn giản này để thử nghiệm và chiêu đãi cả nhà ngay trong mùa giãn cách xã hội nhé.

sữa chua ngon mịn dinh dưỡng
Cách làm sữa chua ngon tại nhà được nhiều người săn lùng (Ảnh: Internet)

Cách làm sữa chua dẻo ngon với công thức chuẩn

Nguyên liệu

  • 1 hộp sữa đặc
  • 1 lon nước sôi (khoảng 300ml)
  • 2,5 lon sữa tươi không đường (khoảng 750ml)
  • 220g sữa chua cái
  • Đường

Dụng cụ

  • Rây lọc
  • Muỗng khuấy
  • Cốc đong
  • Hũ đựng sữa chua
  • Thùng xốp
  • Nồi chiên không dầu
  • Lò nướng
  • Máy sấy thực phẩm
  • Nồi áp suất
  • Nồi cơm điện

Các bước làm

Chuẩn bị và tiệt trùng

Rửa sạch các dụng cụ rồi cho vào nồi nước bắc lên bếp đun sôi khoảng 30 phút rồi vớt ra ngoài, để trên rổ đợi ráo nước.

Hoặc có thể cho dụng cụ vào lò nướng, bật nhiệt độ 80 độ C trong khoảng 2-3 phút.

cách làm sữa chua
Chần lọ làm sữa chua qua nước sôi để triệt trùng sạch sẽ (Ảnh: Internet)

Làm hỗn hợp sữa

Cho sữa đặc và sữa tươi vào nồi, thêm 1 lon nước ấm (khoảng 80-90 độ C) vào cùng, khuấy thật đều.

Bắc nồi lên bếp, đun với lửa nhỏ cho đến khi nước sôi lăn tăn, cho thêm ít đường vào khuấy đều, tắt bếp, để yên khoảng 30 phút để hỗn hợp nguội hẳn. Lưu ý, nếu muốn thực hiện cách làm sữa chua không đường thì bước này bạn cần bỏ qua nguyên liệu đường.

công thức làm sữa chua dẻo tại nhà
Đun sôi hỗn hợp sữa, khuấy nhẹ và để nguội hẳn (Ảnh: Internet)

Làm sữa cái

Cho 1 cốc hỗn hợp sữa còn ấm vào cùng với sữa cái, khuấy đều.

Đợi hỗn hợp sữa nguội thì đổ hỗn hợp sữa cái vào cùng khuấy đều tay, lưu ý nên khuấy theo 1 chiều.

Dùng rây lược hỗn hợp sữa trên, đây là mẹo cách làm sữa chua dẻo mịn, mượt hơn mà không phải ai cũng biết.

khuấy đều hỗn hợp làm sữa chua theo phương pháp truyền thống
Cho sữa cái vào hỗn hợp sữa, khuấy đều theo 1 chiều (Ảnh: Internet)

Đổ sữa chua vào dụng cụ

Đổ hỗn hợp sữa trên vào vào từng hũ đã triệt trùng trước đó, đậy kín nắp.

cho hỗn hợp sữa chua uống vào hũ thủy tinh
Lần lượt hỗn hợp sữa vào từng hũ (Ảnh: Internet)

Ủ sữa chua

Có nhiều cách ủ sữa chua đơn giản tại nhà, bạn có thể lựa chọn cách làm phù hợp để thực hiện:

  • Dùng máy ủ chuyên dụng: Xếp hũ sữa vào máy ủ, bật chế độ ủ tùy chọn chẳng hạn điều kiện mùa hè ủ 4-6 tiếng còn mùa đông ủ 5-8 tiếng. Cách làm sữa chua bằng máy ủ chuyên dụng tiện lợi nên được rất nhiều người áp dụng.
  • Lò nướng/nồi chiên không dầu: Bật lò nướng/nồi chiên không dầu nóng ở nhiệt độ 80 độ C trong 5 phút rồi tắt. Xếp các hũ sữa vào lò nướng/nồi chiên không dầu, bật nhiệt độ 80 độ C trong 1 phút rồi tắt. Để yên hũ sữa chua trong lò/nồi, ủ tròng vòng 4 tiếng hoặc để qua đêm.

ủ sữa chua bằng nồi cơm điện là cách được nhiều người áp dụng
Ủ sữa chua bằng lò là cách đơn giản được nhiều người áp dụng (Ảnh: Internet)

  • Máy sấy thực phẩm: Xếp sữa chua vào khay, ấn nút nguồn, điều chỉnh nhiệt độ 40 độ C để trong khoảng 8 tiếng.
  • Nồi áp suất điện: Xếp hũ vào khay có chứa nước ấm (khoảng 80 độ C), đặt vào nồi áp suất. Khi nước trong nồi nguội, bạn thay nước ấm mới vào. Lưu ý, không dùng nước quá nóng ảnh hưởng đến quá trình lên men của sữa chua.
  • Thùng xốp: Xếp hũ sữa vào thùng xốp, đậy kín nắp và ủ trong vòng khoảng 7-8 tiếng.
  • Nồi cơm điện: Cách làm sữa chua bằng nồi cơm điện là cho hũ sữa vào nồi cơm điện đậy kín nắp trong khoảng 7-8 tiếng. Lưu ý, nếu trong điều kiện thời tiết lạnh thì sau 2 tiếng, bạn cần ấn nồi cơm điện ở chế độ giữ ấm “keep warm” khoảng 15 phút rồi rút điện ra.

Làm lạnh sau khi ủ

  • Sữa chua sau khi ủ, cho vào ngăn mát tủ lạnh, điều này giúp làm chậm quá trình lên men. Nhờ đó, sữa chua không bị chua quá và có thể bảo quản được lâu hơn.

bảo quản sữa chua nha đam trong môi trường lạnh để làm chậm quá trình lên men
Để sữa chua vào tủ lạnh để làm chậm quá trình lên men (Ảnh: Internet)

Thành phẩm và thưởng thức

  • Sữa chua sau khi làm mát 1-2 tiếng là có thể sử dụng. Thành phẩm sữa chua có độ sánh, mềm, mịn và hương thơm nhẹ.
  • Hoặc bạn có thể làm đông rồi thưởng thức sữa chua.
  • Bạn cũng có thể kết hợp sữa chua với các loại trái cây (mít, xoài, dâu, táo…), rau củ (xà lách, hành, cà chua bi, bắp cải, cà rốt…) làm salad.
  • Chế biến các món sữa chua đá chanh, sữa chua trân châu cốt dừa, sữa chua thạch rau câu… cũng là sự lựa chọn hoàn hảo.

thành phẩm sữa chua trái cây thơm ngon sánh mịn
Hoàn thành cách làm sữa chua đơn giản và thưởng thức thành phẩm (Ảnh: Internet)

Mẹo và một số lưu ý

Lưu ý trong quá trình làm

Khi thực hiện làm tại nhà, bạn cần lưu ý:

  • Nên sử dụng sữa tươi (tránh chỉ dùng sữa đặc với nước lọc).
  • Tùy vào khẩu vị, nếu muốn thành phẩm ít chua, bạn giảm thời gian ủ và ngược lại.
  • Khi khuấy hỗn hợp sữa, bạn nên khuấy 1 chiều để tránh phá vỡ kết cấu nguyên liệu khiến sữa chua bị tách nước.
  • Tuyệt đối không nên bỏ qua bước lọc qua rây nếu muốn thu thành phẩm sữa chua mịn.
  • Hoàn toàn có thể thực hiện cách làm sữa chua túi (bịch) thay vì sử dụng hũ thủy tinh đựng.

Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của sữa chua

  • Sữa chua là loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt tốt cho sức khỏe. Trong sữa chua chứa nhiều chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung vitamin C, A, B, canxi, các chất khoáng.
  • Nhờ đó, sữa chua có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm, chống lão hóa, giảm thâm sạm, giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, loại bỏ chất thải tồn đọng trong hệ tiêu hóa, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả…

dùng sữa chua kết hợp với trái cây để tăng giá trị dinh dưỡng và ngon hơn
Dùng sữa chua kết hợp với trái cây để tăng thêm giá trị dinh dưỡng (Ảnh: Internet)

Cách bảo quản

Bạn có thể bảo quản sữa chua trên ngăn đá tủ lạnh trong 2-3 tuần. Song với cách bảo quản này, những vi khuẩn có lợi sẽ bị tiêu diệt. Đồng thời, khi đá tan, sữa chua sẽ bị tách nước ảnh hưởng đến hương vị thơm ngon. Vì thế, nhiều người khuyên rằng, bạn nên bảo quản sữa chua ở ngăn mát thay vì ngăn đá.

Lưu ý khi ủ sữa chua

Trong thời gian ủ sữa chua, bạn cần lưu ý, không nên di chuyển hũ đựng hay lắc mạnh hũ sữa chua. Đồng thời, nên đảm bảo nơi ủ ấm áp, nhiệt độ sữa chua dao động ở mức 32 – 48 độ C. Bạn cần tránh ủ ở nhiệt độ quá cao, vì như thế men sẽ chết (cao hơn 54 độ C).

Lưu ý khi ăn sữa chua

  • Bạn nên dùng sữa chua sau bữa chính 1-2 tiếng để hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt, thời điểm tốt nhất ăn sữa chua trong ngày sau bữa tối trong khung giờ 19h30 – 21h.

Khi nào cho bé ăn sữa chua?

  • Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7-8 tháng tuổi có thể ăn được sữa chua. Bởi ở giai đoạn này, hệ đường ruột của trẻ hoàn thiện và tập làm quen với thực phẩm để bổ sung dinh dưỡng. Bên cạnh đó, sữa chua còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu cách làm sữa chua cho bé để thực hiện nhé.

trẻ từ 8 tháng tuổi trở lên có thể ăn thêm sữa chua để bé được bổ sung đủ dinh dưỡng
Trẻ từ 7-8 tháng tuổi đã có thể ăn sữa chua (Ảnh: Internet)

Người đau dạ dày, viêm đại tràng có nên ăn sữa chua?

  • Người bị đau dạ dày, viêm đại tràng vẫn có thể sử dụng sữa chua mỗi ngày để bổ sung dưỡng chất. Tuy nhiên, bạn lưu ý chỉ có thể dùng 1-2 hũ/ngày, tránh sử dụng quá nhiều ảnh hưởng đến tình trạng bệnh hiện tại.

Như vậy, Đầu Bếp Gia Đình đã hướng dẫn chi tiết cách làm sữa chua tại nhà, bảo quản, sử dụng đúng cách. Hy vọng, thông qua những thông tin hữu ích trên, các bạn đã tự tin vào bếp thực hiện sữa chua và chế biến những món ăn ngon từ sữa chua để chiêu đãi cả nhà.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Tác giả: Hồng Thu

Với khát vọng đem ẩm thực Việt hội nhập bàn tiệc của thế giới, Chef Thu Hồng đã luôn trau dồi và học hỏi không ngừng để góp một phần nhỏ trong việc đưa nền ẩm thực Việt đến với bạn bè quốc tế