Cách làm muối vừng thập cẩm siêu ngon, bỗ dưỡng cho gia đình!

24/09/2022
lưu ý cách làm muối mè thập cẩmngon

Câu chuyện về cách làm muối vừng- chiếc vé quay về kí ức.

Cách làm muối vừng thập cẩm tưởng đâu rất khó như lại là sự tỉ mỉ, tinh tế của người làm để chế biến ra nó. Với mỗi món ăn thì đều sẽ có một câu chuyện ý nghĩa đằng sau đó. Và đây là cách chọn để mưu sinh của người phụ nữ tên Nguyễn Thị Đảo từ xã Lạc Đạo, hoàn cảnh cơ nhọc mỗi ngày với công việc đồng áng và số lượng phần ăn nhận được chẳng thể dư dả cho bà và những đứa con đủ ăn, no bụng. Bà quyết định lên Hà Nội một chuyến để buôn bán kiếm tiền nhưng chẳng khả quan, sau nhiều suy nghĩ thì bà chọn cách bán cơm nắm muối vừng ở các bến xe cho hành khách, những người bận rộn với mức giá rẻ mà vẫn đủ ấm bụng, thơm ngon. Từ từ, sau bao vất vả thì món cơm muối vừng của bà được biết đến nhiều, sự nghiệp phát đạt, bà quay về truyền nghề cho họ hàng tiếp tục phát triển đến ngày nay. Đến tận hiện tại, xã Lạc Đạo đã có truyền thống lâu đời làm cơm nắm muối vừng và rất nổi tiếng. Cũng nhờ món này mà người dân trong xã thoát khỏi cái nghèo, duy trì được nghề để mọi người được thưởng thức và làm đẹp hơn đặc sản nơi đây, nếu ai có cơ hội đi đến nơi này thì đều sẽ tìm đến để thưởng thức món ăn đặc sản trứ danh này.

Và với bạn món nào gợi nhớ nhất để kể những câu chuyện đẹp đẽ ngày bé? Tuổi thơ của những ai đã đi qua năm tháng cơ cực thì không thể không từng nếm qua hương vị muối vừng. Tuy hiện tại đã có nhiều món lạ du nhập vào nước ta nhưng món truyền thống vẫn luôn có chỗ đứng vững chắc trong lòng người dân. Nhưng với nhịp sống hiện đại, mọi người có xu hướng mua thay vì tự tay vào bếp chế biến món ăn nên bài viết này sẽ giúp ích cho những ai yêu thích đồ ăn ‘handmade’ của chính mình hoặc yêu cái vị rất riêng của muối vừng. 

Cách làm muối mè thập cẩm

Cách làm muối vừng thập cẩm.

Nguyên liệu làm muối vừng.

-Lạc sống: 1kg.

-Vừng: 100g.

-Muối.

-Tôm khô.

-Thịt nạc.

-Lá chanh.

-Hạt tiêu.

-Tỏi.

-Dụng cụ: chảo, vá,..

Hành trình bắt đầu!

Bước 1: Ngâm tôm khô vào nước sôi cho chín. Khô đã chín, đỗ vào giá lỗ cho bớt nước. Sau đó giã nhuyễn. 

Bước 2: Thịt sau khi rửa sạch, băm nhỏ. Sau đó đem luộc với lá chanh, ⅓ muỗng muối và 2 tép tỏi. Để đến khi thịt đã chín thì vớt ra cho ráo.

Bước 3: Bắc chảo lên bếp, bật lửa, chờ đến khi bề mặt chảo nóng, cho lạc vào, hãy chọn chảo đủ to để vừa với số lượng lạc cần rang hoặc chia nhỏ số lượng khi rang để lạc đều được tiếp xúc với bề mặt chảo.

Bước 4: Đảo đều liên tục, xem lạc đã ngả màu đậm hơn ban đầu chưa, nếu rồi thì vớt lạc ra đổ vào giấy ủ khoảng 15-20 phút để vỏ dễ bung.

Bước 5: Lúc chảo còn nóng, đổ tiếp vừng vào, rang thật nhanh, đảo liên tục vì vừng rất dễ cháy và chín nhanh, rang đến khi nghe tiếng nổ lách tách có nghĩa là vừng đã vừa chín tới, sau đó đổ ra bát.

Bước 6: Tiếp tục cho muối tinh vào chảo, đảo cho khô rồi đổ vào cối, giã cho mịn. Kế tiếp cho tôm khô đã giã ra lên chảo, đảo cho khô hết nước.

Bước 7: Lạc sau khi ủ trong giấy đã tách vỏ thì ray cho sạch vỏ đi, tiếp đến đập nát chừng 3,4 phần hạt nguyên ban đầu. Vừng vẫn để nguyên hạt. Sau đó đem vừng lạc trộn với muối đã xử lý lúc nãy, trộn cho vừa khẩu vị nhất.

Bước 6: Tiếp đến đổ tôm khô đã giã, thịt băm, lá chanh tăng màu sắc vào trộn đều, thêm chút tiêu và đường cân bằng vị là hoàn thành.

Lưu ý quan trọng trong cách làm muối vừng thập cẩm

lưu ý cách làm muối mè thập cẩm

  1. Có thể sử dụng vừng đen hay trắng, hoặc cả hai đều được.
  2. Chọn hạt lạc phải chọn những hạt nhỏ đều, tránh chọn những hạt to vì khi rang, dầu ra  nhiều sẽ có mùi khét.
  3. Muối vừng ngon khi bảo quản từ 1 tuần trở lại kể từ lúc mở hũ hoặc tự làm ra.
  4. Nếu không biết cách trộn tỉ lệ muối cho phù hợp hoặc giảm được khâu rang muối thì có thể chỉ cho muối khi ăn để dễ điều chỉnh độ mặn hơn.
  5. Công dụng của rang muối cho khô là giúp bảo quản được lâu hơn và giảm được độ mặn gắt của muối.
  6. Không nên sử dụng bột canh vì khi trộn chung, cho vào hũ, sẽ làm lạc và vừng dễ bị mềm và nhanh hư do bột canh rất dễ chảy nước.
  7. Phải để nguyên liệu thật khô trước khi cho vào lọ đóng nắp, để nơi thoáng mát và tốt nhất sử dụng lọ thủy tinh để bảo quản được lâu hơn.
  8. Khi sử dụng, lấy bằng dụng cụ khô ráo tránh trường hợp dụng cụ ướt hoặc không sạch làm ảnh hưởng chất lượng muối vừng.

Công thức kết hợp khác.

Cơm: Món đi kèm không thể thiếu khi nhắc đến muối vừng.  Vo từng nắm cơm thơm phức, dẻo quẹo, bọc giữ nóng trong lá chuối tươi mát, mang đi làm rẫy hay dùng làm gia vị trong bữa ăn chính hằng ngày, không quên nhúng vào muối vừng đậm đà, béo ngậy, bùi bùi, có chút vị mặn, chút vị mộc mạc dân dã nhưng đậm hương, đậm vị làm người ta nhớ mãi không thôi.

cơm muối mè

Rau củ luộc: Vị của các món rau củ luộc thường rất nhạt nên khi kết hợp với chút vị mặn, ngậy ngậy của muối và lạc, thêm chút giòn rụm của vừng thì còn gì ‘tốn cơm’ hơn nữa với những ai thích ăn những món tốt cho sức khỏe nhưng ngại lạt của rau củ nhừ nhé! 

Xôi: Thường khi chúng ta mua gói xôi mặn hay ngọt như xôi bắp, xôi đậu, người bán thường cho thêm chút muối vừng lên trên để dậy mùi, ăn vào lạ miệng hơn, không bị ngán mà đó cũng là sự kết hợp rất ‘hợp cạ’ đấy chứ?

Bạn có thể kham khảo cách làm xôi ngọt để dùng với muối vừng ở đây: http://https://daubepgiadinh.vn/cach-nau-xoi-gac-bang-noi-com-dien

Ngoài muối vừng thập cẩm hay muối vừng truyền thống thì ngày càng được biến tấu nhiều hơn với sự sáng tạo của những ai rành về bếp núc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm nhé!

Muối vừng rong biển.

Muối vừng là ở Việt Nam thì muối vừng rong biển cũng là món phổ biến và truyền thống của đất nước Nhật Bản. Trong các bữa ăn hằng ngày của họ thì rất dễ nhìn thấy hình ảnh những hạt muối vừng thêm chút màu xanh bắt mắt của rong biển trên bát cơm nóng hổi. Ngoài các nguyên liệu chính chủ đạo là vừng, là lạc, muối thì thành phần không thể bỏ qua là rong biển. 

Rong biển không phải quen thuộc hay gần gũi với chúng ta và hầu như đa phần đều chỉ có rong biển khô đóng gói trong siêu thị nhưng ở Nhật Bản thì rong biển rất phổ biến và xem như một loại rau ăn kèm hằng ngày vì thế nguyên liệu này xuất hiện ở nhiều món khác như súp miso, cơm cuộn,…

Và rong biển cũng rất tốt cho sức khỏe, theo nghiên cứu thì rong biển chứa 90 nguyên tố cần thiết đối với cơ thể chúng ta và có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh có hại cho sức khỏe. Chính vì thế, mà rong biển được ưa chuộng, người thích nấu ăn hay quan tâm đến sức khỏe thường sẽ tạo ra những món thêm chút rong biển vào. Nhưng vì là thực vật nên thời gian bảo quản lại không lâu so với muối vừng truyền thống.

Muối vừng lạc sả.

Đậm chất của người dân miền Trung, muối vừng lạc sả mang theo chút vị biển, vị nắng, vị khổ cực nhưng chăm chỉ 10 phần của con người và mảnh đất nơi đây. Thêm chút ớt cay cay, đậm đà của muối biển, đường thô, lại mang hương thanh mát dịu dịu từ sả. Dùng khi bớt một bát cơm nóng, chén cháo thơm lừng, xôi nếp dẻo mịn sau thời gian vất vả làm lụng thì còn gì bằng.

Tuy nhiên, đường không tốt cho sức khỏe và người miền Trung thường ăn rất mặn nên hãy tiết chế lượng muối khi bạn làm thử món này.

Muối vừng bát bảo.

Xu hướng sống xanh sống khỏe lên ngôi thì người ta càng tìm kiếm những sự kết hợp đậm chất ‘healthy’ để sử dụng nên không thể không thử kết hợp hạt dinh dưỡng vào bữa ăn để đạt độ lành mạnh cao hơn. Chính vì lẽ đó mà muối vừng bát bảo là sự hòa lẫn với 8 thành phần quý, bao gồm: hạt tiêu có công dụng kích thích tiêu hóa, hạt sen giúp an thần, ngủ ngon, bí xanh giàu kẽm tăng sức đề kháng, hạt hướng dương rất tốt cho mắt, hạt chia, óc chó tốt cho trí não và giàu omega 3. Nhưng bạn lưu ý là giá sẽ cao hơn so với những loại khác, mặt khác thì sử dụng lâu hơn và dễ làm. 

Muối vừng mua ở đâu thì uy tín, chất lượng?

Ngày nay muối vừng là sản phẩm không thể thiếu trên các kệ hàng ở siêu thị với giá cả phải chăng, tùy vào loại muối vừng mặn hay chay mà mức giá dao động từ 65.000đ-150.000đ. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng hay hương vị món này đều rất tuyệt nên mới được chào đón và ưa chuộng đến vậy.

Ngoài ra, muối vừng cũng được bán thông qua các trang mạng điện tử với đầy đủ thông tin cho người tiêu dùng. 

 

Kết luận.

Muối vừng hay cách làm muối vừng thập cẩm đều là những món ăn rất quen thuộc và dễ làm. Hãy thử bắt tay vào bếp để làm thử món này  và thưởng thức cùng gia đình. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho ngưỡi bạn muốn thử làm muối vừng tại nhà và hiểu hơn về cách bảo quản cũng như những món đặc sắc từ muối vừng nhé!

Tác giả: Hồng Thu

Với khát vọng đem ẩm thực Việt hội nhập bàn tiệc của thế giới, Chef Thu Hồng đã luôn trau dồi và học hỏi không ngừng để góp một phần nhỏ trong việc đưa nền ẩm thực Việt đến với bạn bè quốc tế