Nộm sứa thập cẩm là đặc sản vùng biển được rất nhiều người yêu thích. Từng miếng sứa giòn ngon hòa quyện cùng với nước trộn nộm chua chua, ngọt ngọt làm đánh thức vị giác của người dùng. Hãy cùng Daubepgiadinh tìm hiểu ngay 3 cách làm nộm sứa thập cẩm giòn ngon để chiêu đãi gia đình qua bài viết dưới đây nhé!
Mục Lục
- 1 Hướng dẫn chọn sứa ngon làm nộm
- 2 Cách làm nộm sứa thập cẩm miền Nam
- 3 Cách làm nộm sứa thập cẩm miền Trung
- 4 Cách làm nộm sứa thập cẩm miền Bắc
- 5 Những lợi ích và lưu ý khi ăn sứa biển
- 5.1 Lợi ích
- 5.1.1 Tăng cường trí nhớ
- 5.1.2 Chống lão hóa
- 5.1.3 Giảm nguy cơ cao huyết áp
- 5.1.4 Tốt cho tim mạch
- 5.2 Lưu ý
- 5.1 Lợi ích
- 6 Kết luận
Hướng dẫn chọn sứa ngon làm nộm
Có rất nhiều loại sứa khác nhau được bán trên thị trường hàng ngày. Do đó, để chọn được sứa biển tươi ngon, bạn cần quan sát một số điểm như sau:
Về màu sắc: Bạn cần ưu tiên chọn những con sứa có màu hồng nhẹ.
Về độ đàn hồi: Bạn chọn những con sứa có độ đàn hồi tốt và rắn chắc. Khi chạm tay vào bề mặt của sứa không bị dính và bị lún xuống.
Lưu ý: Tuyệt đối không chọn những con sứa có nước chảy ra nhé.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn mua những loại sứa đã được sơ chế sẵn tại các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi. Hầu hết sản phẩm sứa được bày bán bên trong siêu thị đều đã được làm sạch và loại bỏ các độc tố.
Cách làm nộm sứa thập cẩm miền Nam
Nguyên liệu làm nộm sứa thập cẩm miền Nam
Sứa biển đã được sơ chế sẵn: 400gr
Lạc rang bóc vỏ: 50gr
Vừng trắng 25gr
Củ cà rốt: 1 củ nhỏ
Hành tây: 1 củ
Giá đỗ: 100gr
Dưa chuột/dưa leo: 2 quả
Lá chanh, rau húng quế mỗi loại 1 nắm
Sả: 1 cây
Tỏi: 1 củ
Xoài sống: 1 trái
Hoa chuối
Chanh: 1 trái
Gia vị: Đường, bột canh, ớt, giấm ăn, dầu mè.
Hướng dẫn cách làm nộm sứa thập cẩm miền Nam
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Sứa biển: Sau khi mua về, bạn mang đi rửa sạch cùng với chanh, muối, và giấm ăn. Tiếp đến, bạn thái thịt sứa thành từng miếng vừa ăn, chần sơ sứa qua nước sôi trong khoảng 30 giây rời vớt ra để ráo. Lưu ý: Không nên chần sứa quá lâu bởi như thế sẽ là sứa mất đi độ giòn ngon.
Xoài xanh và cà rốt: Bạn sẽ gọt bỏ vỏ và thái sợi mỏng nhỏ rồi rửa lại với nước sạch.
Dưa chuột/ dưa leo: Bạn rửa sạch, gọt bỏ vỏ lẫn hạt, và thái mỏng vừa ăn.
Hành tây: Bạn cũng sẽ lột vỏ và thái mỏng rồi cho vào tô nước lạnh để bảo quản độ giòn ngon của hành tây.
Lá chanh, rau húng quế, hoa chuối, giá đỗ, chanh và ớt: Bạn nhặt sạch rau, ngâm hỗn hợp rau vào nước muối loãng khoảng 5 phút, rửa sạch lại với nước và vớt ra để ráo.
Tỏi và ớt: Tỏi thì bạn sẽ đập dập và băm nhuyễn rồi cho vào chén riêng. Ớt sau khi rửa sạch sẽ thái dọc để loại bỏ hạt ớt và băm nhuyễn.
Bước 2: Pha nước trộn
Bạn sẽ cho gia vị vào một chiếc tô nhỏ theo tỉ lệ như sau:
2 muỗng giấm
2 muỗng đường
1 muỗng cốt chanh
1/2 muỗng bột canh
Sau đó, bạn trộn đều hỗn hợp cho đến khi đường hòa tan hết thì cho tỏi băm và ớt băm vào đảo đều một lần nữa. Nêm nếm gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị của mình là được.
Bước 3: Trộn nộm sứa
Bạn cho hỗn hợp sứa, xoài, cà rốt, hành tây, dưa chuột, rau húng quế, lá chanh, hoa chuối, giá đỗ, chanh và ớt vào một chiếc to lớn và dùng tay trộn nhẹ đều. Sau khi hỗn hợp nộm đã được đảo đều, bạn rưới hỗn hợp nước trộn đều lên khắp các bề mặt hỗn hợp và trộn đều tay một lần nữa.
Bước 4: Thành phẩm
Bạn cho hỗn hợp nộm sứa ra đĩa, phủ lên bề mặt một lớp lạc rang và vừng trắng, vậy là bạn đã có ngay một đĩa nộm sứa thập cẩm giòn ngon chiêu đãi gia đình vào những dịp đặc biệt rồi đấy.
Cách làm nộm sứa thập cẩm miền Trung
Nguyên liệu làm nộm sứa thập cẩm miền Trung
Sứa biển đã được sơ chế sẵn: 350gr
Đậu phộng rang đã bóc vỏ: 100gr
Giá đỗ: 100gr
Dưa leo/dưa chuột: 2 quả
Củ hành tây: 1 củ
Củ cà rốt: 1 củ
Chanh tươi: 1-2 quả
Sả: 2-3 cây
Ớt sừng đỏ: 1-2 quả
Lá chanh, húng quế mỗi loại 1 nắm
Đường, dầu vừng, giấm, muối và bột canh
Hướng dẫn cách làm nộm sứa thập cẩm miền Trung
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Sứa biển: Bạn rửa kỹ sứa cùng với chanh, giấm, và muối để loại bỏ đi mùi tanh với nhớt bẩn của chúng trong vòng 10 phút. Sau khi hết 10 phút, bạn rửa sứa một lần nữa cùng với nước sạch và thái thịt sứa thành các miếng vừa ăn.
Cà rốt, dưa leo, và hành tây: Bạn rửa sạch rồi gọt sạch vỏ, cà rốt thái thành sợi mỏng, dưa leo và hành tây thái lát mỏng vừa ăn. Sau đó mang đi rửa với nước sạch một lần nữa rồi cho vào trong tủ lạnh nhằm giữ nguyên độ giòn ngon của nguyên liệu.
Lá chanh, rung quế, giá đỗ và ớt sừng đỏ: Bạn mang đi ngâm với nước muối loãng trong vòng 5 phút rồi rửa sạch lại với nước và vớt ra để ráo.
Sả: Bạn bỏ bớt vỏ già rồi mang đi rửa lại với nước sạch. Sau đó bạn cắt khúc nhỏ vừa khoảng 4cm, đập dập.
Lưu ý: Ở giai đoạn sơ chế sứa biển, sau khi thái thịt sứa xong, bạn có thể trụng sơ sứa qua nước ấm một lần nữa để đảm bảo vệ sinh.
Bước 2: Pha nước trộn nộm
Bạn cho vào một tô/chén sạch các gia vị có tỉ lệ như sau:
2 muỗng nước trắng
2 muỗng giấm
1 muỗng nước cốt chanh
1 muỗng đường
1,5 muỗng dầu vừng
1 muỗng muối
Tiếp đến, bạn khuấy đều hỗn hợp gia vị cho đến khi hòa tan hết. Rồi thái những lát ớt mỏng cho vào cùng. Ở bước này, bạn sẽ điều chỉnh tăng giảm gia vị sao cho hỗn hợp nước chấm phù hợp với khẩu vị của mình.
Bước 3: Trộn sứa cùng các nguyên liệu
Đầu tiên, bạn lấy cà rốt và hành tây đã thái mỏng vào trong một chiếc tô rồi ngâm với giấm ăn tron vòng 5-7 phút rồi vớt ra.
Tiếp đến, bạn cho lần lượt phần sứa, cà rốt, hành tây, dưa chuột và giá đỗ vào một tô lớn hoặc một thao sạch. Dùng tay đảo đều phần hỗn hợp nộm này rồi đổ nước trộn đã pha trước đó vào khắp bề mặt của hỗn hợp nộm.
Bạn cho rau mùi vào, tiếp tục đảo đều tay hỗn hợp nộm và nước trộn rồi để nghỉ khoảng 10 phút. Sau khi hết 10 phút, bạn nêm nếm lại thử gia vị sao cho hợp khẩu vị thêm 1 lần nữa là được.
Bước 4: Thành phẩm
Bạn cho hỗn hợp nộm sứa thập cẩm ra đĩa, và rắc đều đậu phộng rang lên phía trên như hình và thưởng thức.
Cách làm nộm sứa thập cẩm miền Bắc
Nguyên liệu làm nộm sứa thập cẩm miền Bắc
Sứa đã được sơ chế: 200gr
Tôm sú/tôm thẻ: 200gr
Thịt heo nạc vai: 100gr
Củ cà rốt: 1 củ
Đậu phộng rang đã bóc vỏ: 100gr
Dưa leo/dưa chuột: 1 quả
Tỏi: 1 củ
Rau mùi, ớt sừng đỏ, chanh tươi và giấm ăn
Muối, đường, nước mắm ngon.
Hướng dẫn cách làm nộm sứa thập cẩm miền Bắc
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu tôm, thịt và sứa biển
Sứa biển: Bạn sẽ sơ chế sứa biển tương tự như cách làm nộm sứa thậm cẩm miền Nam và miền Trung.
Tôm: Sau khi mua tôm tươi về bạn rửa sạch cùng với nước muối loãng rồi mang đi hấp chín khoảng 15 phút rồi lột bỏ phần vỏ.
Thịt heo: Bạn cũng mang đi rửa sạch rồi luộc chín, thái thịt lát mỏng vừa ăn.
Bước 2: Sơ chế rau
Bạn mang tất cả các loại rau củ đi rửa sạch cùng với nước muối loãng. Sau đó, bạn dùng dao gọt bỏ vỏ cà rốt, hành tây và dưa leo.
Đối với cà rốt, sau khi gọt vỏ bạn sẽ thái sợi mỏng nhỏ vừa ăn. Còn đối với dưa chuột, bạn sẽ thái thành miếng mỏng vừa và loại bỏ phần ruột dưa để đảm bảo độ giòn ngon đúng điệu.
Hành tây sau khi bóc vỏ, bạn cũng thái mỏng nhỏ như hình rồi ngâm chúng vào trong bát nước lạnh, giúp cho hành tây sẽ bảo quản được độ giòn như ban đầu. Còn phần rau mùi sẽ mang đi rửa sạch và thái nhỏ cho vào chén riêng.
Bước 3: Chế biến món ăn
Đầu tiên, về phần nước trộn, bạn sẽ pha phần nước mắm trộn gỏi với công thức như sau:
1 muỗng nước mắm
1 muỗng giấm ăn
1 muỗng đường
1 muỗng ớt băm
1 muỗng tỏi băm
Bạn sẽ cho tất cả các gia vị trên vào một chiếc tô nhỏ rồi khấy đều hỗn hợp cho đến khi gia vị đã hòa quyện vào nhau. Bạn tiếp tục nêm nếm gia vị cho đến khi phù hợp với khẩu vị của mình thì dừng lại.
Tiếp theo, bạn lần lượt cho hỗn hợp sứa, tôm, thịt, hành tây, dưa leo, cà rốt vào một tô lớn và trộn đều. Rưới phần nước trộn vừa pha lên bề mặt hỗn hợp rồi dùng tay đảo đều lên cho gia vị thấm vào hỗn hợp là được.
Bước 4: Thành phẩm
Bạn gắp hỗn hợp nộm sứa ra một chiếc đĩa lớn, rắc đều đậu phộng rang và rau mùi lên trên bề mặt rồi thưởng thức.
Những lợi ích và lưu ý khi ăn sứa biển
Lợi ích
Tăng cường trí nhớ
Sứa có chứa một hàm lượng choline có khả năng hỗ trợ, cải thiện các chức năng của não bộ và làm giảm các triệu chứng lo âu. Bên cạnh đó, chất choline còn giúp cơ thể phòng tránh được một số bệnh liên quan đến bộ não như mất trí nhớ và sự suy giảm nhận thức của những người lớn tuổi. Do đó, sứa biển luôn được đánh giá là một loại hải sản cực kì tốt cho não bộ.
Chống lão hóa
Trong sứa biển có chứa một lượng collagen dồi dào có lợi cho sức khỏe. Lượng collagen này sẽ giúp cải thiện được độ đàn hồi của làn da, làm giảm đau và điều trị xương khớp. Hơn thế nữa, hàm lượng collagen trong sứa còn có tác dụng bảo vệ những tế bào da khỏi những tác hại của ánh nắng mặt trời.
Giảm nguy cơ cao huyết áp
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, sứa biển có chứa chất collagen thủy phân, có tác dụng làm giảm các triệu chứng huyết áp hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng đột quỵ và đau tim.
Tốt cho tim mạch
Sứa biển chứa rất nhiều protein, axit amin, omega – 3, và omega – 6, đây là những hợp chất tốt cho sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, sứa biển chứa rất nhiều khoáng chất thiết yếu trong cơ thể như selenium. Việc cung cấp một hàm lượng selenium vừa đủ mỗi ngày sẽ giúp cho cơ thể của bạn giảm được các nguy cơ mắc bệnh về tim, ung thư, và bệnh Alzheimer.
Lưu ý
Không được ăn sứa biển sống
Để đảm bảo sức khỏe an toàn khi ăn sứa biển, các chuyên gia luôn khuyến khích chỉ nên thưởng thức sứa biển khi chúng đã được làm sạch hoàn toàn và chế biến đúng cách. Bởi vì sứa biển tươi thường sẽ bị phân hủy và trở nên độc hại trong vòng vài giờ.
Người từng có tiền sử dị ứng với hải sản
Đối với những người từng có tiền sử dị ứng hải sản hoặc ngộ độc thực phẩm thì không nên ăn những món được chế biến từ sứa. Bởi vì sứa cũng thuộc vào nhóm thực phẩm hải sản.
Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có dấu hiệu dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm sau khi ăn sứa, thì bạn cần dừng ăn sứa và đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời
Người bị suy nhược cơ thể
Đối với những người vừa mới khỏi bệnh hoặc bị suy nhược cơ thể thì cũng không nên ăn sứa biển. Bởi vì lúc này sức đề kháng của cơ thể còn khá yếu, nếu ăn những món có chứa sứa biển có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc hoặc dị ứng, gây hại cho sức khỏe
Kết luận
Mặc dù, những món ăn được chế biến từ sứa biển cực kỳ thơm ngon và chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên ăn sứa với một tần suất hợp lý, tránh ăn quá nhiều dẫn đến gây hại cho sức khỏe. Hy vọng 3 cách làm nộm sứa thập cẩm ở bài viết trên sẽ giúp bạn có được món ngon chiêu đãi cả nhà vào những dịp đặc biệt nhé!